Tử Cấm Thành rộng tới 720.000 m2, trên 90 viện và hơn 8.700 gian phòng nhưng phần trung tâm không một cây xanh hiện diện cũng vì có lý do riêng.
Tử Cấm Thành (nay gọi là Cố Cung) từng là “nhà” của 24 hoàng đế triều Minh và Thanh, với tam điện lớn gồm Thái Hòa, Trung Hòa, Bảo Hòa nằm ở đầu và giữa. Trong 720.000 m2 tổng diện tích quần thể, ba tòa điện chiếm tới 150.000 m2 nhưng tuyệt nhiên không một bóng cây xanh. Nguyên nhân là để…tránh thích khách (mấy khứa hay ẩn núp và thích làm khách không mời mà tới).

Theo các nhà sử học, trước đây trong tam điện của Cố Cung có cây xanh, nhưng sau đó bị xóa xổ hoàn toàn nhằm đảm bảo cho hoàng đế sau một vụ ám sát hụt diễn ra vào thời nhà Thanh.
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, vào năm Gia Khánh thứ 18 (tức năm 1813), một nhánh Thiên Lý Giáo thuộc giáo phái Bạch Liên do Lý Thanh cầm đầu đã nổi dậy ở Hà Nam (tỉnh Sơn Đông) và một số nơi khác. Giữa tháng 9 đẹp trời, khứa Lý Thanh dẫn 200 người anh em cải trang thành thương nhân xâm nhập vào Bắc Kinh nhằm tiễn vua Gia Khánh “đi sớm một đoạn”.
Mưu đồ của Lý Thanh được sự trợ giúp của một số hoạn quan. Nhóm thích khách chia làm 2 nhánh, lẻn vào từ cổng Tây Hoa và Đông Hoa. Chả hiểu giúp đỡ nhau kiểu gì mà chỉ 50 người lọt được vào cổng Tây Hoa. Dù vậy thì cũng khiến đám thị vệ hoàng cung không kịp “trở thay thay quần áo”, chạy dạt tới cổng Long Tông. Quân nổi loạn thì áp sát cung Càn Thanh – nơi vua Gia Khánh ở.

Binh lính đóng chặt Long Tông để cố thủ khiến quân nổi loạn không thể tiến xa hơn. Ngay cái lúc này, nhóm thích khách phát hiện hàng cây cao bên ngoài tường hoàng cung bèn trèo vượt tường vào trong tìm vua. May cho hoàng đế, lúc này ông đang đi tránh nóng ngoài Bắc Kinh nên thoát nạn chứ không thì cũng sớm có bài vị rồi. Mà nói đến đây để thấy tầm quan trọng của thông tin trong hoạt động, chứ cái đám hoạn quan mà còn không biết hoàng thượng ở đâu thì quá bằng hại chứ giúp nỗi gì?
Trở lại chủ đề thì Miên Ninh (con trai thứ hai của vua Gia Khánh, sau này lên làm hoàng đế Đạo Quang) biết tin bèn mang theo súng ngắn và binh lực cứu giá. Hơn 1.000 lính với súng ống bao vây và diệt gọn mấy chục mống nổi loạn. Lý Thanh nằm trong số này.
Sau vụ ám sát hụt, vua Gia Khánh liền lệnh điều tra vụ mưu sát ngay khi về tới kinh thành. Ông cũng lệnh chặt hạ toàn bộ cây xung quanh khu vực 3 đại diện kể trên. Đến nay, Cố Cung vẫn giữ nguyên trạng như thời hậu Gia Khánh.
Một lý do khác là phòng ngừa hoả hoạn do các công trình ở Tử Cấm Thành đều làm từ gỗ. Trong lịch sử từng có vụ cháy thiêu rụi Cung Diên Hy (thuộc hậu viện của nhà vua). Nguyên nhân thứ ba là cây mệnh Mộc, còn Tử Cấm Thành mệnh Kim, tương khắc nhau trong ngũ hành.